Nghe có vẻ oái ăm nhưng có bao giờ bạn thắc mắc
chai nhựa là gì, chai nhựa làm từ gì không? Hơi nực cười đúng không bạn. Dù đơn giản nhưng để nêu được định nghĩa chính xác thì không phải ai cũng giải đáp được. Sau đây, Phú Hòa An sẽ đưa ra đầy đủ và chi tiết nhất về vấn đề này.
Chai nhựa là gì?
Chai nhựa là sản phẩm làm từ nhựa mật độ cao. Trải qua quá trình thổi định hình cho ra hình dạng đúng như mong muốn. Để làm được chai nhựa cần đến khuôn và phôi chai để phục vụ quá trình sản xuất. Chai nhựa có nhiều loại với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng cũng sẽ được làm từ những chất liệu nhựa khác nhau để đạt đúng yêu cầu sử dụng.
Chai nhựa làm từ gì?
Câu hỏi này cũng đã được trả lời một phần ở trên. Như chính tên gọi của nó, chai nhựa được làm từ nhựa. Chính xác là hạt nhựa trải qua quá trình sản xuất trên máy thổi nhựa. Trải qua quá trình đùn và thổi khí từ một phôi nhựa nhỏ tạo nên hình dạng của chai nhựa theo đúng yêu cầu. Chai nhựa không chỉ có một loại mà gồm rất nhiều hình dạng, tên gọi và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như chai nhựa đựng mỹ phẩm, chai nhựa đựng nước khoáng, chai đựng nước ngọt, chai nhựa đựng hóa chất,...
Chai nhựa cũng được làm từ nhiều loại hạt nhựa khác nhau như: Hạt nhựa PP, nhựa HDPE, nhựa PET,... Theo yêu cầu và mục đích sẽ sử dụng loại hạt nhựa tương ứng. Vậy làm cách nào để phân biệt được chai làm từ nhựa gì?
Cách phân biệt chai nhựa bằng các ký hiệu số trên chai nhựa
Dựa vào các ký hiệu trên chai nhựa là cách nhận biết trực quan nhất. Bất cứ ai cũng nên hiểu rõ về chai nhựa mình sử dụng hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình. Cụ thể, ý nghĩa của các ký hiệu trên chai nhựa như sau:
Số 1 - Nhựa PET (Polyethylene Terephthalate)
Nhựa PET hay còn được ký hiệu là PETE có tên khoa học là Polyethylene Terephthalate. Đây là loại nhựa thông dụng nhất trong sản xuất chai nhựa. Chai nhựa PET không nên dùng để đựng nước nóng hay đặt trong môi trường có nhiệt độ cao. Chúng sẽ sản sinh ra các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng còn khó làm sạch và có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế nên chai nhựa PET không nên tái chế, tái sử dụng mà tốt nhất cần vứt đi sau khi dùng xong.
Xem thêm:
Số 2 - Nhựa HDPE (High-density polyethylene)
HDPE là viết tắt của nhựa High-density polyethylene. Đây là loại nhựa nhiệt dẻo mật độ cao không trong suốt, thường mờ đục. Chúng được xem là an toàn nhất trong số các loại nhựa được liệt kê ra. Có thể tái chế nhưng tái chế nhựa HDPE thuần tức nhựa không màu là tốt nhất. Chai nhựa được làm từ HDPE thường sẽ có: Chai sữa tắm, chai dầu gội, chai dựng dầu nhớt,...
Số 3: Nhựa PVC (Polyvinyl chloride)
Nhựa PVC là viết tắt từ Polyvinyl chloride. Đây là loại nhựa mềm, dẻo thường dùng trong sản xuất ống nước, vật liệu xây dựng,... Việc sử dụng và chế tạo nhựa PVC đều không an toàn mà rất độc hại. Thế nhưng vẫn có nhiều nơi dùng PVC để sản xuất đồ chơi trẻ em. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ khi mua để tránh làm ảnh hưởng đến trẻ.
Số 4 - Nhựa LDPE (Low-density polyethylene)
Nhựa HDPE là viết tắt của nhựa Low-density polyethylene. Đây là loại nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp thường dùng để sản xuất vỏ bánh kẹo, vỏ đĩa CD, túi nilon,.... Nếu so sánh giữa nhựa PVC và LDPE thì chúng ít độc hại hơn nhưng vẫn có chứa một số chất có hại như: Benzene, butane và vinyl acetate.
Số 5 - Nhựa PP (Polypropylene)
Nhựa PP là tên viết tắt của Polypropylene. Đây là nhựa có màu trắng, gần như trong suốt nhưng không được trong như nhựa PET. Nhựa PP bền, nhẹ và khả năng chịu nhiệt lên đến 167°C. Có thể nói nhựa PP thuộc nhóm nhựa tốt nhất trong số 7 loại kể trên. Nhưng bản thân chúng vẫn chứa một số chất độc hại như DDT và PCB.
Số 6 - Nhựa PS (Polystyrene)
PS có tên gọi là Polystyrene hay Styrofoam. Đây là loại nhựa nhẹ, giá rẻ và được dùng để sản xuất những mặt hàng dùng một lần như: Khay đựng thịt, cốc, ly,.... Chính vì thế nên chúng không nên tái chế hay sử dụng lâu dài. PS có thể sản sinh ra khí CFC gây thủng tần ozon, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nguồn nước, không khí. Về lâu dài có thể thấy việc sử dụng nhựa PS làm ảnh hưởng đến toàn cầu.
Số 7 - Nhựa khác
Ký hiệu số 7 trên đồ nhựa làm từ những loại nhựa khác với 6 loại trên. Nhựa này có thể rò rỉ BPA vào đồ ăn thức uống gây ra ung thư và vô sinh. Chính vì thể nên các bạn nhớ hãy dùng cốc sứ, thủy tinh thay cốc nhựa khi uống nước để đảm bảo sức khỏe nhé.
Qua việc tìm hiểu về ý nghĩa của các ký hiệu số trên chai nhựa bạn nhận ra được những điều gì?
Phú Hòa An có thể rút kết luận như sau: Những sản phẩm làm từ nhóm số 2 HDPE và số 5 PP có thể sử dụng và tái sử dụng. Còn nhóm số 3, 6, 7 thì bạn cần tránh không nên dùng đựng thực phẩm, đồ ăn nước uống hàng ngày. Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng đồ nhựa để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Việc hạn chế dùng đồ nhựa là bạn đang góp một phần nhỏ trong việc bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu được chai nhựa là gì, chai nhựa làm từ gì. Việc có những hiểu biết về chai nhựa, đồ nhựa sẽ giúp việc sử dụng chúng được đúng mục đích, đảm bảo an toàn nhất cho bản thân và gia đình.
Nhận xét
Đăng nhận xét